Ảnh Danh sách thủ tục hành chính
  1. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1

Cơ sở pháp lý

Phụ lục 01.

5.2

Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Luật Tố cáo 2018:

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

5.3

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

+ Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;

01

+ Các tài liệu liên quan.

01

5.4

Số lượng hồ sơ

01 bộ.

5.5

Thời hạn giải quyết

Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo:

+ Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

+ Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

+ Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

5.6

Nơi tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận một cửa UBND.

5.7

Lệ phí

Không.

5.8

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Kết luận nội dung tố cáo và việc xử lý kết luận nội dung tố cáo.

5.9

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự thực hiện

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu

Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

- Công dân thực hiện tố cáo trực tiếp tại Cán bộ công chức được phân công kiêm nhiệm huyện hoặc gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện.              

- Cán bộ công chức được phân công kiêm nhiệm thực hiện tiếp nhận đơn và xử lý đơn theo quy trình Xử lý đơn (QT-TTr-03).

Cán bộ công chức được phân công kiêm nhiệm

QT-TTr-03

QT-TTr-03

Thụ lý giải quyết tố cáo

Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.

- Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo.

- Người có thẩm quyền ra Quyết định thụ lý tố cáo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Chủ tịch UBND cấp xã

05 ngày

Mẫu số 04;

Mẫu số 05;

Mẫu số 06

Xác minh nội dung tố cáo

- Thành lập tổ xác minh: Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, thành lập Tổ xác minh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP (không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh đối với những người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo).

- Xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo: Tổ trưởng tổ xác minh xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.

- Tiến hành xác minh nội dung tố cáo:

+) Làm việc trực tiếp với người tố cáo: Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng mà họ có được để làm rõ nội dung tố cáo. Nội dung làm việc phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.

+) Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo: Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP. Biên bản phải có chữ ký của người bị tố cáo, người chủ trì làm việc với người bị tố cáo và được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người bị tố cáo (nếu người bị tố có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.

+) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Trường hợp cần thiết, trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

+) Xác minh thực tế: Căn cứ vào tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Việc xác minh thực tế được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

+) Trưng cầu giám định: Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết định việc trưng cầu giám định. Văn bản trưng cầu giám định thực hiện theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Tổ xác minh

15 ngày

Mẫu số 07;

Mẫu số 08;

Mẫu số 09

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo

- Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ xác minh có trách nhiệm báo cáo với người giao nhiệm vụ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

- Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Tổ xác minh

05 ngày

Mẫu số 11

Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu có liên quan, Chủ tịch UBND cấp xã ra kết luận nội dung tố cáo theo Mẫu số 12 - Nghị định 31/2019/NĐ-CP.

Chủ tịch UBND cấp xã

05 ngày

Mẫu số 12

Xử lý kết luận nội dung tố cáo

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

+) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

+) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Người giải quyết tố cáo

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày ban hành kết luận

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Việc công khai Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 40 – Luật Tố cáo.

Người giải quyết tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo

Lưu hồ sơ

Hồ sơ xử lý được lưu trữ theo mục 7 – Lưu trữ hồ sơ của quy trình này.

Bộ phận có liên quan

Theo mục 7 quy trình

Theo mục 7 quy trình

             
  1. PHỤ LỤC, BIỂU MẪU

Mã số

Tên biểu mẫu, phụ lục

Phụ lục 01

Cơ sở pháp lý.

Biểu mẫu theo Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.

Mẫu số 01

Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo.

Mẫu số 04

Quyết định thụ lý tố cáo.

Mẫu số 05

Thông báo việc thụ lý tố cáo.

Mẫu số 06

Thông báo về nội dung tố cáo.

Mẫu số 07

Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo.

Mẫu số 08

Biên bản.

Mẫu số 09

Trưng cầu giám định.

Mẫu số 10

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của Đoàn (Tổ) xác minh.

Mẫu số 11

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của cơ quan được giao xác minh nội dung tố cáo.

Mẫu số 12

Kết luận nội dung tố cáo.

  1. LƯU TRỮ HỒ SƠ

TT

Văn bản lưu

Trách nhiệm lưu

Thời gian lưu

Hồ sơ theo mục 5.3

Cán bộ công chức được phân công kiêm nhiệm

Lưu theo quy định tại Điều 39 – Luật Tố cáo

Quyết định thụ lý tố cáo.

Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết.

Văn bản giải trình của người bị tố cáo.

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết giao cho người khác tiến hành xác minh.

Kết luận nội dung tố cáo.

Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có).

Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).




CÁC TIN CÙNG CHỦ ĐỀ